Thủ tục xin visa vào Việt Nam cho người nước ngoài tại Thanh Hóa
Trong thời buổi hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay thì việc đi du lịch cũng như là di chuyển lao động giữa các nước trên thế giới với nhau là một điều hoàn toàn bình thường và đang dần trở nên quen thuộc. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhu cầu nhập cảnh của người nước ngoài vào nước ta ngày một tăng cao. Vậy những thủ tục xin visa vào Việt Nam cho người nước ngoài tại Việt Nam nói chúng và tại Thanh Hóa nói riêng như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Blue tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đối tượng xin visa vào Việt Nam
Đối tượng xin visa vào Việt Nam gồm có người nước ngoài muốn đi du lịch hay công tác ở Việt Nam. Hoặc người nước ngoài có thân nhân là người Việt Nam hoặc Việt Kiều xin visa về Việt Nam. Tức là những người đã không còn mang quốc tịch Việt Nam muốn vào Việt Nam nhất định phải xin visa.
Xin visa vào Việt Nam ở đâu?
Có 2 nơi để xin visa vào Việt Nam là:
- Tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại
Hồ sơ xin visa vào Việt Nam cho người nước ngoài tại Thanh Hóa gồm có:
– Đơn khai xin cấp visa nhập cảnh theo mẫu in sẵn (mẫu đơn có thể thay đổi tuỳ theo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài). Có hai mẫu đơn: một mẫu cho người nước ngoài và một mẫu cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khách cần phải khai đầy đủ, chính xác các mục yêu cầu.
– 02 ảnh 4cmx6cm hoặc 3cmx4cm để dán vào Đơn khai xin cấp visa theo mẫu.
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng
– Đơn và ảnh khách gửi cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài mà khách thấy thuận tiện nhất. Nếu khách yêu cầu, kết quả có thể gửi trả bằng đường bưu điện (khách cần cung cấp phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận).
– Công điện cho đồng ý cấp visa (Approval letter upon arrival) hay Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài (Trong công văn phải ghi rõ tên Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài). Sở dĩ gọi là công điện vì Cục xuất nhập cảnh sẽ fax hay đánh điện sang cho Lãnh sự quán.
Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân tổ chức sau bảo lãnh:
+ Do thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh
+ Do một công ty hoặc một tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh với mục đích thương mại, công tác, nghiên cứu thị trường …….
Trên đây là những điều cơ bản cần chú ý và nắm rõ nếu bạn hoặc người thân của bạn, hay đối tác của bạn có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam với bất kỳ mục đích gì. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nhập cảnh vào Việt Nam, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Blue chúng tôi theo hotline: 0947 502 028 để có hướng dẫn cụ thể và tận tình nhất.