Mức thuế, phí theo Luật sửa đổi mới và những bất cập

Sang tên sổ đỏ cũng phải chịu thuế VAT
    Tại dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên, Bộ Tài chính đã đề xuất bỏ quy định về chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) để chuyển sang chịu thuế với mức thuế suất thông thường 10%.
    Theo Bộ Tài chính, tại Khoản 6 Điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành quy định “Chuyển quyền sử dụng đất” thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Tại điểm h khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng quy định giá tính thuế giá trị gia tăng “Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước”.
    Để quy định chi tiết giá tính thuế này, tại Nghị định hướng dẫn đối với 5 trường hợp đất chuyển quyền sử dụng của cơ sở kinh doanh bất động sản có được thông qua giao đất, trúng đấu giá, thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, thực hiện dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) được thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất.
    Bộ Tài chính cho biết, thực tế phát sinh nhiều vướng mắc đối với các dự án bất động sản chung cư cao tầng phải phân bổ tiền sử dụng đất để xác định giá đất được trừ theo từng căn hộ rất phức tạp; nhiều dự án chung cư cao tầng không tính trừ giá đất phải nộp ngân sách Nhà nước khi xác định giá tính thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua nhiều tổ chức, cá nhân khác qua nhiều năm, cả cơ quan thuế và cơ sở kinh doanh bất động sản đều gặp khó khăn do không có cơ sở hoặc không xác định được thế nào là “giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước”.

Sang tên sổ đỏ cũng phải chịu thuế VAT

Lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động
    Theo báo cáo của VEPR lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hằng năm của Việt Nam đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.
Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Cụ thể, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động tăng nhanh, từ 25% năm 2007 đạt mức 50% năm 2015. Xu hướng này không giống với các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đang nhanh hơn so với các quốc gia khác.
    Theo báo cáo của VEPR lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hằng năm của Việt Nam Chỉ tính riêng năm 2017, chi phí tối thiểu các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu, được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) gần chạm mức chi phí tại Thái Lan, và cao hơn mức chi phí tại Indonesia.
    Về mối quan hệ giữa lương trung bình và năng suất lao động tại Việt Nam, ông Thành Nguyễn Đức Thành cho biết trong giai đoạn 2004-2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

Lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động

Đề xuất giảm hàng loạt loại phí, có loại tới 83%
    Bộ Tài chính vừa gửi công văn thúc giục hàng loạt bộ, ngành tiếp tục giảm các chi phí khi cung cấp các dịch vụ công và đề nghị sửa đổi hàng loạt các thông tư liên quan.
    Đáng chú ý, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm từ 10% đến 83% đối với từng mức thu phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm; phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế.
    Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm 05% mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, giảm 5,66% mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản đối với đăng ký lại/gia hạn theo Thông tư số 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
    Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị điều chỉnh giảm từ 10% đến 20% đối với từng mức thu phí bảo hộ giống cây lâm nghiệp (công nhận lâm phần tuyển chọn; công nhận vườn giống; công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống).

Đề xuất giảm hàng loạt loại phí, có loại tới 83%

Chính phủ yêu cầu chưa tăng thuế, phí, lệ phí
    Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, triệt để tiết kiệm chi, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách; trong năm 2017 chưa tăng thuế, phí, lệ phí để tạo thuận lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu nông sản đạt 33-34 tỷ USD; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai, bão lũ, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.

Chính phủ yêu cầu chưa tăng thuế, phí, lệ phí

Báo cáo Ban Bí thư, Quốc hội việc xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ
    Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
    Tại thông báo, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ liên quan dự thảo Báo cáo Thường trực Ban Bí Thư, Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương thời gian vừa qua, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017.
     Bộ Công Thương kiên quyết chỉ đạo, đôn đốc các dự án, doanh nghiệp hoàn thành cơ bản việc xử lý tồn tại, vướng mắc về hợp đồng EPC trong năm 2017. Trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét, cho gia hạn đến hết   Quý I/2018, doanh nghiệp, dự án phải rà soát, báo cáo và có cam kết, lộ trình xử lý cụ thể.
    Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc việc kiện toàn Ban Chỉ đạo ở các đơn vị cơ sở và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, tiến độ xử lý của các dự án, doanh nghiệp.

Báo cáo Ban Bí thư, Quốc hội việc xử lý 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ

Chưa đồng ý tăng thuế môi trường với xăng dầu
    Tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong tình hình hiện nay việc tăng thuế suất không thuận vì Thủ tướng Chính phủ đang mong muốn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân làm ăn. Dự án Luật sửa đổi lần này còn nhiều ý kiến khác nhau quá.
    Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính về báo cáo Chính phủ chuẩn bị thêm, cần chuẩn bị toàn diện hơn, bao quát hơn những đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường và hợp lý giữa những đối tượng chịu thuế, những sản phẩm mặt hàng chịu thuế. Đồng thời, Tờ trình phân tích sự cần thiết sửa đổi luật này tính thuyết phục chưa thực sự cao, cần xem xét lại.
    Về nội dung cụ thể, đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cần bổ sung các sản phẩm màng ni lông, tấm ni lông, dải ni lông, cuộn ni lông dạng ống... được làm từ màng nhựa polyetylen vào đối tượng chịu thuế tương tự như túi, bao bì để bảo đảm thống nhất với việc sửa đổi về đối tượng chịu thuế đối với dung dịch HCFC.
    Về bổ sung đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, Tờ trình Chính phủ giải trình về việc chưa bổ sung một số đối tượng gây ô nhiễm môi trường vào đối  tượng chịu thuế bảo vệ môi trường trong lần sửa đổi lần này (như ắc quy, máy tính, lốp xe, hóa chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật không khuyến khích, phốt pho vàng,...).

Chưa đồng ý tăng thuế môi trường với xăng dầu

Bộ Công Thương sốt ruột vì hàng Thái ùn ùn vào Việt Nam
    Trước tình trạng nhập siêu từ Thái Lan trong thời gian qua đang tăng cao, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã tổ chức họp với một số đơn vị liên quan trong Bộ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
    Tại cuộc họp ngày 15/9, sau khi nghe báo cáo nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu từ Thái Lan, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo các đơn vị phải chủ động và quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp đã được xác định nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang Thái Lan, khắc phục và giảm dần tình trạng nhập siêu, hướng tới một cán cân thương mại giữa hai nước cân bằng hơn trong thời gian tới.
    Đối với nông sản, trái cây, theo các đại biểu cần tập trung xây dựng vùng quy hoạch, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm trái cây Việt Nam có chất lượng tốt và đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ công tác quảng bá, chỉ dẫn địa lý sản phẩm; từng bước hướng tới nền nông nghiệp sạch và hữu cơ.
    Bộ Công Thương cũng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu từ các nước và Thái Lan nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy đàm phán để Thái Lan tiếp tục mở của thị trường cho các sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Nguồn: Tin tổng hợp trên mạng



CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BLUE


Địa chỉ: Số 146 Nguyễn Sỹ Sách (Tầng 4), TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0947.502.208 - 0974.208.518