Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
1. Nhóm ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định (Quy định về vốn pháp định).
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản.. Cụ thể như sau:
a)Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng
Cụ thể như sau:
- NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, NH đầu tư, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân TW: Vốn pháp định 3000 tỷ VNĐ
- Chi nhánh NH nước ngoài: Vốn pháp định 15 triệu USD
- NH chính sách, NH phát triển: Vốn pháp định 5000 tỷ VNĐ
- Qũy tín dụng nhân dân cơ sở: Vốn pháp định 0.1 tỷ VNĐ
- Hồ sơ chứng minh vốn pháp định: Giấy phép của ngân hàng nhà nước.
b) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Vốn pháp định 150 tỷ VNĐ
c) Kinh doanh BĐS: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ.
d) Dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.
e) Dịch vụ bảo vệ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.
f) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- Công ty kinh doanh môi giới Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại theo quy định.
g) Sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ VNĐ.
h) Kinh doanh vận chuyển hàng không:
- Vận chuyển hàng không quốc tế:
+ Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ;
+ Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 800 tỷ VNĐ;
+ Khai thác > 30 tàu bay : Vốn pháp định 1000 tỷ VNĐ;
- Vận chuyển hàng không nội địa
+ Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 200 tỷ VNĐ;
+ Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 400 tỷ VNĐ;
+ Khai thác > 30 tàu bay : Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ.
2. Nhóm ngành nghề không cần vốn pháp định ( Không thuộc nhóm 1).
- Những ngành nghề thuộc nhóm này khi thành lập công ty bạn không mất đồng vốn nào cả.
- Số vốn điều lệ bạn đăng ký được ghi vào điều lệ công ty chỉ để tham khảo, không cần chứng minh vốn.
- Vốn điều lệ chỉ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài bạn đóng hàng năm như sau:
+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
+ Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
Vì vậy với nhóm ngành này không quy định số vốn tối thiều và tối đa khi thành lập công ty việc đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu thì tùy vào quy mô dự kiến, kế hoạch tài chính, ngành nghề và phạm vi kinh doanh của bạn để nghiên cứu cho nó 1 con số hợp lý nhất với thực tế của bạn.
3. Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.
Ví dụ: Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ hoặc công ty bảo vệ yêu cầu vốn ký quỹ ngân hàng là 2 tỷ đồng.
4. Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài.
Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập cty 100% vốn nước ngoài.
Vậy vốn để thành lập công ty cần bao nhiêu là do chủ doanh nghiệp cần xác định loại hình phù hợp nhất cho nhu cầu hoạt động, nhu cầu mở rộng của công ty cũng như loại hình doanh nghiệp và các yếu tố khác. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp có thể thông báo đến Sở Kế hoạch đầu tư để thay đổi vốn đã đăng ký.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa hiểu trong vấn đề thành lập công ty có thể liên hệ Luật Blue để được hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ uy tín giá rẻ. Vậy để thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn ? Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó đăng ký ngành nghề kinh doanh gì? Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định thì theo luật không quy định mức tối thiểu, tức là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình. Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định (có một số ví dụ bên dưới) thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu tương ứng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.