Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật của Doanh Nghiệp?
Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2005, Đại diện Pháp Luật là cá nhân:
   –  Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch.
   –  Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
   –  Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.
   –   Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
   –   Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001.
   –   Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

Người đại diện trong doanh nghiệp

Người đại diện trong doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
   - Doanh nghiệp tư nhân  -  Chủ doanh nghiệp -  Chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác làm giám đốc nhưng người đại diện theo PL thì luôn luôn là Chủ doanh nghiệp
   -  Công ty hợp danh  -  Thành viên hợp danh -  Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
   -  Công ty TNHH một thành viên (Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải)
    +  Chủ tịch HĐTV (nếu mô hình tổ chức công ty là HĐTV, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Kiểm soát viên)   
    +  Giám đốc (Tổng GĐ) có thể chính là chủ sở hữu (trường hợp công ty TNHH 1 TV chủ sở hữu là cá nhân), cũng có thể là người được chủ sở hữu thuê làm Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật
   -  Công ty TNHH có 2 TV trở lên (Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải)
    +  Chủ tịch HĐTV    1. Chủ tịch HĐTV đương nhiên phải là thành viên công ty.
    +  Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là thành viên công ty, cũng có thể là người được HĐTV thuê làm Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật,  Giám đốc (Tổng GĐ)    
    -  Công ty cổ phần(Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải)
     + Chủ tịch HĐQT    1. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là cổ đông công ty, cũng có thể là người được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thuê làm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật
     + Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty khác, Giám đốc (Tổng GĐ)    

 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

 Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
   - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà công giao một cách cẩn trọng, trung thực, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
   - Luôn vì lợi ích của doanh nghiệp không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
   - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu về thành lập công ty, đừng ngần ngại liên hệ Luật Blue để được hỗ trợ tốt nhất! Xin cảm ơn!



CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BLUE


Địa chỉ: Số 146 Nguyễn Sỹ Sách (Tầng 4), TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0947.502.208 - 0974.208.518